- Current
Giúp trẻ vượt qua cú sốc khi đi cách ly một mình
04/06/2021 15:14:00
Nên bình tĩnh trao đổi với trẻ về việc sắp đi cách ly, chuẩn bị cho trẻ một số kỹ năng sống, các đồ vật có tính biểu tượng giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.
Bình tĩnh và chủ động trao đổi với trẻ
"Khi đi cách ly một mình, trẻ bị đột ngột tách ra khỏi ba mẹ, gia đình, người nuôi dưỡng, do đó sẽ gặp phải những căng thẳng có tên gọi là hội chứng rối loạn lo âu, hay còn gọi là lo âu chia tay" - ThS BS. Lâm Hiếu Minh - Đơn vị Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ.
Ngoài ra, khi rời xa vòng tay ba mẹ, trẻ cũng sẽ có những cảm xúc tiêu cực, sợ hãi, rối loạn cảm xúc. Do đó điều quan trọng mà ba mẹ cần làm trước khi đưa trẻ đi cách ly tập trung là giải thích nói chuyện với con về những gì sẽ diễn ra để con hiểu.
"Ngay cả khi bé 3-4 tuổi cũng phải nói để trẻ hiểu, tránh đột ngột, khiến tâm lý trẻ nặng nề và lo âu nhiều hơn", bác sĩ Minh khuyên.
Đây là kinh nghiệm thực tế của bác sĩ Minh khi can thiệp cho các bé trong đợt dịch vừa qua. Nhiều bố mẹ nhập cảnh về Việt Nam gửi lại con cho ông bà, nhưng khi rời đi lại tìm cách trốn tránh để con không khóc. "Chính suy nghĩ sai lầm này đã khiến trẻ căng thẳng và lo âu nặng hơn", bác sĩ Minh nói.

Sau khi trẻ được đưa vào khu cách ly, bố mẹ phải duy trì mối liên lạc với con, nhất là trước khi đi ngủ. Bởi đây là thời điểm trẻ thường căng thẳng lo lắng, nếu thường xuyên thì dẫn đến stress sau này.
Chuẩn bị cho bé các vật dụng thân cận, có tính biểu tượng
Theo bác sĩ Minh, ngoài các vật dụng cần thiết cho bé như quần áo, khăn vải, khăn ướt, bỉm, sữa, nhiệt kế, thuốc hạ sốt, bình uống nước, bình sữa, sách, truyện.., bố mẹ nên đem theo các đồ vật thân cận mang tính biểu tượng (như gấu ghiền, mền ghiền, khăn ghiền...). Khi tiếp cận các đồ vật đó, trẻ cảm thấy an toàn hơn.
"Trẻ em sẽ cảm thấy an tâm hơn khi ôm các đồ vật có tính biểu tượng này trước khi vào giấc ngủ hoặc mỗi khi lo âu", bác sĩ Minh nói.
Nguồn: Báo Vnexpress
Bình tĩnh và chủ động trao đổi với trẻ
"Khi đi cách ly một mình, trẻ bị đột ngột tách ra khỏi ba mẹ, gia đình, người nuôi dưỡng, do đó sẽ gặp phải những căng thẳng có tên gọi là hội chứng rối loạn lo âu, hay còn gọi là lo âu chia tay" - ThS BS. Lâm Hiếu Minh - Đơn vị Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ.
Ngoài ra, khi rời xa vòng tay ba mẹ, trẻ cũng sẽ có những cảm xúc tiêu cực, sợ hãi, rối loạn cảm xúc. Do đó điều quan trọng mà ba mẹ cần làm trước khi đưa trẻ đi cách ly tập trung là giải thích nói chuyện với con về những gì sẽ diễn ra để con hiểu.
"Ngay cả khi bé 3-4 tuổi cũng phải nói để trẻ hiểu, tránh đột ngột, khiến tâm lý trẻ nặng nề và lo âu nhiều hơn", bác sĩ Minh khuyên.
Đây là kinh nghiệm thực tế của bác sĩ Minh khi can thiệp cho các bé trong đợt dịch vừa qua. Nhiều bố mẹ nhập cảnh về Việt Nam gửi lại con cho ông bà, nhưng khi rời đi lại tìm cách trốn tránh để con không khóc. "Chính suy nghĩ sai lầm này đã khiến trẻ căng thẳng và lo âu nặng hơn", bác sĩ Minh nói.

Sau khi trẻ được đưa vào khu cách ly, bố mẹ phải duy trì mối liên lạc với con, nhất là trước khi đi ngủ. Bởi đây là thời điểm trẻ thường căng thẳng lo lắng, nếu thường xuyên thì dẫn đến stress sau này.
Chuẩn bị cho bé các vật dụng thân cận, có tính biểu tượng
Theo bác sĩ Minh, ngoài các vật dụng cần thiết cho bé như quần áo, khăn vải, khăn ướt, bỉm, sữa, nhiệt kế, thuốc hạ sốt, bình uống nước, bình sữa, sách, truyện.., bố mẹ nên đem theo các đồ vật thân cận mang tính biểu tượng (như gấu ghiền, mền ghiền, khăn ghiền...). Khi tiếp cận các đồ vật đó, trẻ cảm thấy an toàn hơn.
"Trẻ em sẽ cảm thấy an tâm hơn khi ôm các đồ vật có tính biểu tượng này trước khi vào giấc ngủ hoặc mỗi khi lo âu", bác sĩ Minh nói.
Nguồn: Báo Vnexpress
Các tin đã đăng
- Luyện tâm, luyện thể giữ cân bằng giữa đại dịch(18/06/2021)
- Phát hiện, điều trị sớm ung thư dạ dày(10/06/2021)
- Vì sao cơ thể bỗng dưng tiết ra quá nhiều mồ hôi(10/06/2021)
- Ngải bún không giúp phòng ngừa COVID-19(04/06/2021)
- Nhịn ăn sáng có hại hơn bạn tưởng(04/06/2021)
- Tự nhuộm tóc bạc, coi chứng rước họa(04/06/2021)